6. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn luận vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người và ứng xử trong xã hội như đức tính khiêm tốn, tinh thần lạc quan, tấm gương vượt khó... (tích cực) hay lối sống ích kỉ hưởng thụ, bệnh vô cảm, sự dối trá... (tiêu cực).
Dù đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề tích cực hay tiêu cực, viết đoạn văn hay bài văn thì bài viết vẫn phải đầy đủ 3 luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm, quan niệm, khái quát vấn đề cần nghị luận là gì.
- Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Luận điểm 3: Phản đề, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
-
Ví dụ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mang khát vọng được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa tỏa sắc hương. Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu cũng đã viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sống trong câu thơ trên của Tố Hữu bằng một bài văn.- Luận điểm 1: Giải thích, đánh giá:
+ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”: Biết cho đi yêu thương, sống tận tâm, quan tâm những người xung quanh, có trách nhiệm với chính mình và người khác.
+ Giữa “cho” và “nhận” luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết “cho” đi những điều tốt đẹp.
- Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Biểu hiện của sự cho đi: Chúng ta có thể "cho" đi về vật chất hoặc sẻ chia về mặt tinh thần.
+ Tác dụng của việc cho đi: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ý nghĩa; nhận được tình cảm yêu thương, sự kính trọng từ mọi người...
+ Kết hợp hài hòa giữa "cho" và "nhận".
+ Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận: Hồ Chí Minh, Bill Gates...
- Luận điểm 3: Phản đề, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
+ Lối sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho” - “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” đáng phê phán.
+ "Cho" đi đúng lúc, đúng mức, không nên mù quáng.
+ Bài học trong cuộc sống: biết yêu thương, trân trọng cuộc sống.
-
Cách lập dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung. Thể hiện chủ đề muốn nghị luận bằng các giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng phải nêu được mong muốn nghị luận là gì.
2. Thân bài
+ Giải thích khái niệm:
Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói. Nếu câu nói dài, có thể giải thích thông qua các từ khóa và ý nghĩa chính cần biểu đạt.
Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói: phân tích từ khóa quan trọng. Khi đó, đề tài mang đến chủ đề thảo luận nghị luận là gì. Các từ khóa phải được đảm bảo giải thích với mục đích của bài làm.
→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói. Trong đó, thể hiện với ý nghĩa của quan điểm đã được khẳng định với thời gian.
+ Phân tích:
Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? Các luận điểm và luận cứ để làm rõ các khía cạnh. Mang đến hiệu quả làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng trong quan điểm nhìn nhận của tác giả.
+ Chứng minh:
Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…). Các nhân vật có thật, các câu chuyện có thật cùng sự chắc chắn về tính chính xác. Có thể thông qua các chứng minh theo khoa học, theo kiến thức.
Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
+ Phản biện:
Lật ngược vấn đề:
Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…) và ngược lại. Từ đó mang đến cái nhìn đúng đắn được khẳng định. Càng tăng tính thuyết phục với nghị luận trong quan điểm của người viết.
3. Kết bài
Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Liên hệ bản thân và ý nghĩa với xã hội.
-
1. Đặc điểm
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận, trình bày quan điểm về một hiện tượng xảy ra trong thực tế, thu hút sự quan tâm của nhiều người như nếp sống văn minh đô thị, nghiện mạng xã hội, cuồng thần tượng...
2. Nội dung
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ...
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi...
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em...
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
-
3. Hình thức
- Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ...
- Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí...
-
4. Cách làm bài
a) Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
-
b) Thân bài:
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (...).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
-
* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (...)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến...):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (...)
- Mở rộng vấn đề
-
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, ... (Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? ...)
-
c) Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
- Lời nhắn gửi đến mọi ngườI