icon icon icon
Nhà 26 ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa Tìm kiếm

Làm thế nào để đối phó với suy nghĩ tiêu cực?

Người đăng: SPlus Academy - 07/04/2022

Làm thế nào để bạn biết những suy nghĩ của mình đang lợi bất cập hại? Hãy trả lời câu hỏi: Những suy nghĩ này có ảnh hưởng đến những mối quan hệ của bạn không? Có ảnh hưởng đến công việc không? Nó có khiến bạn phải tìm đến những biện pháp có hại như uống rượu hay dùng chất gây nghiện hay không? Những biện pháp bạn đang áp dụng để đương đầu với chúng có gây ra rắc rối nào không? Những suy nghĩ này có kéo dài (khoảng hơn 2 tuần) và bạn không thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó không? Nếu câu trả lời là có, điều đầu tiên bạn phải làm là: Thừa nhận những cảm xúc. Bạn phải nhận ra rằng việc có những suy nghĩ tiêu cực là điều tự nhiên.

Ngó lơ cảm xúc không khiến chúng biến mất, mà lại có thể khiến chúng bộc lộ ra theo nhiều cách khác. Vì cảm xúc của bạn đóng vai trò như một dấu hiệu cho thấy những điều bạn đang làm có hiệu quả hay là không.

Nếu bạn cảm thấy tức giận hay bực dọc, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy có thứ gì đó cần thay đổi. Nếu bạn không thay đổi tình huống hay cách suy nghĩ tiêu cực khiến bạn có những cảm xúc “báo động đỏ” khó chịu này, nó sẽ tiếp tục khơi dậy.

Ngoài ra, khi không xử lý những cảm xúc tiêu cực của bản thân, chúng sẽ gây ra vấn đề lên sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn.

Tuy nhiên, chìm đắm, hay day đi day lại nỗi bực dọc, oán giận và những cảm xúc tiêu cực khác cũng mang đến những hệ lụy chẳng hay ho gì cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những cảm xúc của chính mình và làm gì đó để giải tỏa chúng. Sau đây là một số đề xuất:

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân. 

Hãy tự nhìn vào nội tâm mình và cố gắng định vị những tình huống gây ra căng thẳng cùng những cảm xúc tiêu cực trong đời sống.

Cảm xúc tiêu cực có thể đến từ một sự kiện khơi mào: công việc quá tải chẳng hạn.

Cảm xúc tiêu cực cũng có thể là kết quả của những suy tư về một sự kiện; cách ta phiên giải cái đã diễn ra có thể làm thay đổi cách ta trải nghiệm sự kiện và có thể gây ra căng thẳng.

Nhiệm vụ chủ chốt của cảm xúc chính là làm cho bạn nhìn ra vấn đề để bạn thực hiện những thay đổi cần thiết.

Thực hiện mọi thay đổi mà mình có thể. 

Hãy lấy những gì bạn học được từ đề xuất ở trên và thực hành chúng. Giảm thiểu những yếu tố gây căng thẳng và bạn sẽ thấy bản thân càng ngày càng bớt cảm giác tiêu cực hơn.

Bao gồm các hoạt động sau: 

– Giảm thiểu căng thẳng trong công việc

– Học cách giao tiếp một cách quyết đoán (để không cảm thấy bị người khác o ép).

– Thay đổi những kiểu suy nghĩ tiêu cực bằng một quá trình có tên tái cấu trúc nhận thức.

Tìm cách giải tỏa. 

Thực hiện thay đổi trong đời sống có thể làm giảm những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó không xóa bỏ hoàn toàn yếu tố gây căng thẳng. Khi bạn thực hiện thay đổi trong cuộc sống để bản thân bớt khó chịu thì bạn cũng cần phải tìm ra những cách giải tỏa lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này.

– Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

– Thiền định có thể giúp bạn tìm thấy một “không gian” nội tâm cho mình, từ đó cảm xúc sẽ không quá tải hay bị “tràn ly”

– Tìm cơ hội tận hưởng, cho cuộc sống nhiều tiếng cười hơn, tất cả sẽ làm thay đổi góc nhìn và giải tỏa căng thẳng. 

– Chỉ cần tìm ra một số ít những cách giải tỏa thôi, và bạn sẽ cảm thấy bớt choáng ngợp khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện

Bạn cũng có thể thực hành những lựa chọn lành mạnh để giảm hiện tượng căng thẳng tiếp diễn. Hãy cứ thử và bạn sẽ bớt thấy căng thẳng hơn.

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một điều rất khó khăn với nhiều người. Bạn có thể học kiểm soát bản thân một cách từ từ, nếu trong trường hợp cảm thấy quá khó khăn bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Nguồn tham khảo: Vinmec, Ngọc Việt

=====================

HỌC THỬ 8 BUỔI MIỄN PHÍ

Đăng kí qua hotline: 037.444.6810 • 038.3333.863

Đăng kí qua Facebook: fb.com/hocviensplus

Đăng kí trực tiếp tại địa chỉ:

CS1: Số 26 ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa

CS2: Tầng 7, số 62 Yên Phụ, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình

Áp dụng cho 4 môn Toán - Lí - Hóa - Anh (THCS và THPT)

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: